Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em

Jean Piaget (1896-1980), là một nhà tâm lý học nổi tiếng với việc tiên phong trong nghiên cứu sự phát triển ở trẻ em. Lý thuyết của Piaget về phát triển quá trình nhận thức (cognitive development) và thế giới quan nhận thức luận (epistemological view) cùng được gọi là nhận thức luận nguồn gốc (genetic epistemology), tức là ngành nghiên cứu nguồn gốc thực sự của nhận thức là gì. Cuốn “Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em” là một trong nhiều cuốn sách của ông để chứng minh quan điểm đó. Trẻ nhỏ bằng sự bắt chước, bằng trò chơi các loại, đã đi từ những trải nghiệm cảm giác-vận động đến những hư cấu mang tính biểu trưng. Biểu trưng theo nghĩa rộng tức chính là tư duy.

Trong sách này, Piaget khảo sát những giai đoạn dẫn dắt đứa trẻ sử dụng phép biểu trưng trong các hoạt động trí tuệ và vui chơi, từ đó sinh ra chức năng tượng trưng. Phép biểu trưng dựa trên khả năng sử dụng cái biểu nghĩa hoàn toàn khu biệt khỏi cái được biểu nghĩa (những sự bắt chước hoãn lại, những hình ảnh tâm trí hay những ký hiệu võ đoán cũng như những sự biểu đạt bằng ngôn ngữ), cho phép hình dung lại một vật, một hành động hay một tình huống ngay cả khi những thứ đó không được tri giác hiện thời, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng những chỉ dấu).

Trọng lượng 1 kg
Hang Cáo